99+ mẫu nhà cấp 4 lắp ghép đẹp mê hồn không thể bỏ qua

Những mẫu nhà lắp ghép đẹp mê hồn không thể bỏ qua

Nhà lắp ghép là kiểu nhà còn khá xa lạ tại Việt Nam. Vậy nhà lắp ráp là gì? Thi công nhà lắp ghép có giống với thi công nhà bình thường không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, cùng SPEEDWALL theo dõi bài viết sau đây nhé!

Nhà lắp ghép là gì?

Nhà lắp ghép là ngôi nhà được tiến hành xây dựng bằng việc lắp ghép các vật tư đã được nhà máy đúc sẵn. Nhà máy sẽ tạo ra các module để có thể lắp ghép thành 1 ngôi nhà hoàn chỉnh. Mô hình nhà lắp ráp có nguồn gốc từ rất lâu đời. Nhà “Manning” là ngôi nhà lắp ghép đầu tiên của người thợ mộc tên Herry ở London năm 1837 dùng cho người Anh đi di cư.

Nhà lắp ghép có 2 hình thức là nhà lắp ghép một phần và nhà lắp ghép toàn phần. Đối với hình thức nhà lắp ghép một phần thì phần nền sẽ được làm bằng sàn bê tông nhẹ. Các phần còn lại như xây tường bao, đổ cột thì vẫn xây dựng như cách thông thường. Còn hình thức nhà lắp ghép toàn phần thì khung nhà (cột trụ) sử dụng khung thép tiền chế để dựng. Sàn nhà sử dụng bê tông nhẹ và phần tường bao làm bằng tường lắp ghép.

Xem thêm: Dịch vụ xây nhà lắp ghép giá rẻ

Cách xây dựng 1 ngôi nhà lắp ghép hoàn chỉnh

Cách xây dựng 1 ngôi nhà lắp ghép hoàn chỉnh

Nhà lắp ghép như vậy có bền không? Có nhiều người nghĩ rằng lắp ghép nhà như vậy sẽ không bền và chỉ là hình thức xây nhà tạm bợ. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Vì nhà được thiết kế với kết cấu khung thép chịu lực, chống ăn mòn, bền bỉ theo thời gian. Hơn nữa, loại nhà này còn kết hợp thêm các tấm bê tông nhẹ có thể lắp ghép ở những vùng địa hình phức tạp, từ nền đất yếu, trên mặt nước cho đến những địa hình hay xảy ra rung chấn, động đất. Sự linh hoạt của chất liệu trong việc ứng dụng xây nhà là một điểm ưu việt. Đó cũng là lý do mà xu hướng nhà lắp ghép tại Việt Nam đang dần phát triển và phổ biến rộng rãi trong vài năm trở lại đây.

Xem thêm: Những điều cần biết khi xây nhà lắp ghép bê tông nhẹ

Ưu và nhược điểm của nhà lắp ghép

Các chuyên gia trong ngành xây dựng nhận định rằng công nghệ nhà lắp ráp mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách thức xây dựng thông thường. Tuy nhiên, nó vẫn còn một số nhược điểm liên quan đến máy móc và nhà thầu.

Ưu điểm

  • Đầu tiên phải kể đến là chi phí, nhà lắp ghép có giá rẻ hơn nhà xây theo kiểu truyền thống. Theo tính toán của các kiến trúc sư, một ngôi nhà lắp ghép sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí xây dựng trung bình 30% chi phí/m2 so với nhà truyền thống. Do thời gian xây dựng nhanh nên tiết kiệm được chi phí nhân công. Các ngôi nhà được thiết kế theo module sẵn nên không phát sinh thêm chi phí vật liệu.
  • Ngôi nhà được gắn bê tông siêu nhẹ và được cố định bằng đinh, vít chắc chắn, nếu bạn muốn chuyển chỗ ở thì cũng tiện cho việc tháo rời và tái sử dụng.
  • Bê tông nhẹ có chất lượng cách âm tốt, không làm tiếng ồn ảnh hưởng ra ngoài.
  • Chất liệu cấu thành bê tông nhẹ có chất lượng cao, chống mối mọt, chống bén lửa, chống cong vênh, chống ẩm, an toàn với môi trường và người sử dụng.
  • Tuổi thọ công trình cao ngang ngửa công trình truyền thống.

Nhược điểm

  • Vị trí xây dựng sẽ là điều gây khó khăn cho bạn nhất vì khi xây nhà lắp ráp cần có các thiết bị máy móc lớn để hỗ trợ. Do đó, bạn phải xây nhà ở nơi có khoảng đất trống đủ rộng cho các thiết bị thi công. Đó là lý do tại sao nhà lắp ráp không được xây dựng nhiều tại các thành phố và khu đô thị đông đúc.
  • Tìm kiếm đội ngũ xây dựng uy tín để thiết kế và thi công bê tông nhẹ hơi khó khăn do hiện tại không có bằng cấp về việc xây dựng nhà kiểu mới này.

Xem lại chủ đề: Nhà lắp ghép là gì? Xây dựng nhà lắp ghép có nên không?

Quy trình thi công nhà lắp ghép như thế nào?

Bước 1: Thi công móng nhà

Sau khi khảo sát đơn vị thi công và đưa ra quyết định loại móng cần làm, bạn cần tiến hành những công việc sau:

  • Đo tọa độ biên để kiểm tra ranh giới thi công.
  • Tiến hành làm giằng thép móng và đổ bê tông vào các chân, hố móng theo bản vẽ, thi công các đường ống cấp, thoát nước dưới nền và móng nhà. 
  • Đặt cây sắt phi 16 vào mỗi trụ móng, nhô lên khỏi mặt đế móng tầm 25 - 30cm để dễ kết nối với các trụ khung nhà.

Bước 2: Dựng khung nhà lắp ráp

Dựng và gắn các vật liệu khác đúng theo bản vẽ đề ra. Lưu ý: Phải dựng đúng kích thước khung thép, nếu sai thì phải bỏ hết các vật liệu còn lại. Vì tất cả đã có thiết kế với kích thước sẵn nhằm tạo ra hiệu ứng, kết cấu chắc chắn. Do đó, công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác tuyệt đối.

Bước 3: Gắn vách nhà

Vách nhà là các tấm tường bao quanh khung nhà, vách ngăn giữa các phòng. Sau khi hoàn thành việc dựng khung, công việc tiếp theo là dựng các tấm vách. 

Bước 4: Gắn mái nhà

Các tấm vách sẽ được gia cố bằng các thép chữ U gắn tại mỗi bên của các trụ và thả tấm panel từ điểm cao nhất xuống. Lợp mái là khâu hoàn thiện gần cuối cùng của các công trình làm nhà lắp ráp. Để tạo sự thuận lợi, dễ nhìn trong việc thi công vách nhà, mái nhà có nhiều kiểu như: nhà mái Thái, nhà mái lệch, nhà mái bằng,…

Tham khảo: Nhà lắp ghép bao nhiêu tiền 1m

Một số mẫu nhà lắp ghép cấp 4 đẹp

Dưới đây, chúng tôi tổng hợp các mẫu nhà lắp ghép giá rẻ và đẹp.

Nhà lắp ráp thiết kế kiểu châu Âu sang trọng

Nhà lắp ráp thiết kế kiểu châu Âu sang trọng

Mẫu nhà lắp ráp cấp 4 bằng gỗ

Mẫu nhà lắp ráp cấp 4 bằng gỗ

Nhà lắp ráp mái lệch

Nhà lắp ráp mái lệch

Nhà lắp ráp kiểu module toàn khối

Nhà lắp ráp kiểu module toàn khối

Nhà lắp ráp kết hợp giữa kính trong và gỗ

Nhà lắp ráp kết hợp giữa kính trong và gỗ

Nhà lắp ráp bằng gỗ kiểu cổ điển

Nhà lắp ráp bằng gỗ kiểu cổ điển

Lời kết

Bài viết trên của SPEEDWALL đã cung cấp thông tin về khái niệm, ưu, nhược điểm, quy trình xây dựng của nhà lắp ghép. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình xây dựng này. Nếu bạn muốn thi công bê tông nhẹ cho công trình, hãy liên hệ chúng tôi ngay để được giải đáp chi tiết nhất!

G