Nhà lắp ghép là gì? Xây dựng nhà lắp ghép có nên không?

Nhà lắp ghép là gì? Xây dựng nhà lắp ghép có nên không?

Trong suy nghĩ của người Việt Nam, nhà lắp ghép là những ngôi nhà tạm bợ được dựng lên để làm kho xưởng, bãi để xe, không đảm bảo an toàn khi sử dụng…Tuy nhiên, với sự phát triển của ngành xây dựng về vật liệu nhẹ ngày càng được nâng cấp thì nhà lắp ghép vẫn đảm bảo kiên cố phục vụ nhu cầu làm nhà cho mọi người.

Để bạn thật sự hiểu biết cặn kẽ về nhà lắp ghép, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Speedwall. Chúng tôi sẽ chia sẽ cho bạn một số ưu và nhược điểm của việc xây nhà lắp ghép. Từ đó bạn có thể cân nhắc có nên xây nhà lắp ghép hay không nhé!

I. Nhà lắp ghép là nhà như thế nào?

1. Nhà lắp ghép là gì?

Nhà lắp ghép là những công trình được làm từ vật liệu nhẹ như cemboard, tấm bê tông nhẹ ghép lại với nhau trên khung thép tạo độ vững chắc và độ bền cho ngôi nhà. Những vật liệu này có tính năng cách âm, cách nhiệt và có tính thẩm mỹ cao phù hợp với mục đích sử dụng và nhu cầu của các bạn.

Với thiết kế phù hợp với yêu cầu từng người, độ bền cao, thi công nhanh chóng, nhà lắp ghép hiện nay đang được rất nhiều người ưa chuộng và ứng dụng trong rất nhiều công trình xây dựng như nhà xưởng, nhà xe, nhà trọ, kho bãi, resort, biệt thự hay nhà ở thông thường.

2. Nhà lắp ghép có cấu tạo như thế nào?

Nhà lắp ghép là được ghép từ nhiều nguyên vật liệu có trọng lượng phải thật nhẹ nhàng và phải được thiết kế và đo đạc kỹ lưỡng trước khi tiến hành thi công. Cụ thể như sau:

Cột nhà được làm từ thép dạng chữ C được đặt theo kích thước của công trình, kèo nhà thì được dùng bởi thép hộp loại 30x60mm và được liên kết với bu lông bản mã.

Trần nhà sẽ sử dụng gỗ nhân tạo hay xi măng chịu nhiệt, hai loại vật liệu này sẽ giúp cho công trình của bạn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào đông.

Về phần khung nhà lắp ghép sẽ được đo đạc và tính toán cẩn thận và làm từng phần để dễ dàng thi công, sau khi hoàn thành sẽ lắp ráp lại với nhau cho hoàn chỉnh.

Trước đây, những vách thường của nhà lắp ghép thông được sử dụng tôn và xốp để cách âm và nhiệt. Nhưng ngày nay, vật liệu đã hiện đại hơn và dùng những tâm bê tông nhẹ đúc sẵn bởi chúng có nhiều ưu điểm vượt trội và kiểu dáng thuận lợi dễ thi công và dễ trang trí.

Các cửa đi và cửa sổ sẽ được làm từ vật liệu nhôm kính hoặc thép.

Nhà lắp ghép là nhà như thế nào?

Công trình Nhà lắp ghép do Speedwall thi công

Xem thêm: Giá thi công trần bê tông nhẹ bằng vật liệu nhẹ tốt nhất Hà Nội

II. Xây dựng nhà lắp ghép có bền không?

Để biết được là có nên xây nhà lắp ghép không thì hãy tìm hiểu rõ những ưu và nhược điểm của nhà lắp ghép qua chia sẽ bên dưới của Speedwall nhé. Từ đó quý khách đưa ra quyết định chính xác cho mình, xem xây nhà lắp ghép có phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình không.

1. Ưu điểm khi xây nhà lắp ghép

Nhà lắp ghép phù hợp với nơi có diện tích nhỏ: Đối với những nơi có diện tích nhỏ thì xây nhà lắp ghép là giải pháp tốt nhất, tạo cho người sống bên trong căn nhà cảm thấy không gian lớn hơn so với diện tích thực.

Đem lại thẩm mỹ cao: Tổng thể nhà lắp ghép dựng lên từ những khung thép nên sẽ tiết kiệm được diện tích tối đa, dù là nhà nhỏ nhưng vẫn đảm bảo căn nhà của bạn vẫn có không gian rộng rãi và thoáng mát.

Tiết kiệm được thời gian thi công: So với làm nhà kiểu truyền thống thì việc làm nhà lắp ghép tiết kiệm hơn rất nhiều. Do được thi công với những vật liệu được đúc sẵn, quy trình lắp ráp cũng nhanh nên sẽ tiết kiệm được thời gian, thường chỉ mất một vài tuần là hoàn thành.

Dễ dàng sửa chữa: Nếu bạn xây nhà lắp ghép, khi nào cần cải tạo hoặc mở rộng cũng sẽ dễ dàng hơn các ngôi nhà xây truyền thống. Đặc biệt, nếu bạn muốn di dời chỗ ở chỉ cần tháo các khung thép và di chuyển đến nơi mới sau đó lắp ghép lại là xong. Lúc này, bạn sẽ nhận ra rằng quyết định xây nhà lắp ghép là điều đúng đắn và tiết kiệm được rất nhiều chi phí.

Chi phí xây dựng thấp: Theo những đánh giá của các kiến trúc sư thì chi phí xây nhà lắp ghép sẽ thấp hơn nhiều. Bởi vì, nhà lắp ghép chủ yếu là những khung thép sẽ rẻ hơn làm bê tông cốt thép, đồng thời rút ngắn được thời gian và nhân công thi công, do đó rất tiện lợi và phù hợp cho những gia đình có điều kinh tế thấp.

Giảm rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường: khi xây nhà lắp ghép được làm từ những vật liệu đúc sẵn có kích thước được tính toán kỹ lưỡng với công trình nên sẽ không thừa thải nhiều nguyên liệu như làm nhà thông thường. Điều này sẽ góp phần bảo vệ môi trường xung quanh và cho cả đất nước.

2. Nhược điểm là gì?

Tuổi thọ không bền bằng nhà thông thường: Nhà lắp ghép có tuổi thọ từ 30 – 50 năm nhưng vẫn không bằng nhà được xây bằng xi măng cốt thép.

Cần một diện tích rộng: một nhược điểm nữa đó là việc xây nhà lắp ghép được lắp đặt cơ giới hóa, sử dụng nhiều thiết bị để hỗ trợ việc lắp đặt. Do đó, cần một khoảng không rộng để việc thi công và vận chuyển vật liệu được thuận lợi hơn. Chính vì thế, sẽ không phù hợp cho những ngôi nhà phố.

Ưu điểm khi xây nhà lắp ghép

Ưu điểm khi xây nhà lắp ghép

III. Một số mẫu nhà lắp ghép đẹp năm 2022

Dưới đây, Speedwall xin gửi đến bạn một số mẫu nhà ghép thông minh mà chúng tôi đã thi công.

Nhà lắp ghép được ứng dụng để thi công rất nhiều ở những khu du lịch như homestay. Bởi kiểu nhà lắp ghép có giá thành rẻ, kiểu dáng mới lại độc đáo, lại dễ dàng thi công, sửa chữa, nên rất thích hợp làm homestay, nhà ở du lịch thu hút khách du lịch.

Với những ưu nhược điểm ở trên, Xây Dựng Vật Liệu Xanh Việt Nam nghĩ rằng nhà lắp ghép rất phù hợp sự phát triển của thế giới. Nếu bạn là một người thích sự mới mẻ, thích thay đổi nhưng lại ngại về chi phí làm nhà thì đây là mô hình xây dựng phù hợp nhất. Ngược lại, nếu bạn là một người thích sự lâu dài, thì hãy cân nhắc đến việc xây nhà lắp ghép.

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác về nhà lắp ghép và muốn thiết kế cho mình một căn nhà vừa độc đáo vừa tiết kiệm chi phí thì hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty CP Xây Dựng Vật Liệu Xanh Việt Nam đảm bảo sẽ đem lại cho bạn một thiết kế đáp ứng tất cả nhu cầu của bạn và những công trình an toàn nhất có thể.

G