Gạch siêu nhẹ AAC và những điều cần biết trong xây dựng

Gạch siêu nhẹ là gì? Có nên xây nhà bằng gạch siêu nhẹ?

Gạch siêu nhẹ là một trong những dòng vật liệu thông minh mang nhiều ưu điểm nổi bật về chất lượng, độ bền cũng như độ thân thiện với môi trường. Ngày nay gạch siêu nhẹ đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng. Tuy vậy, vì là dòng gạch mới nên nhiều người vẫn chưa biết đây là vật liệu gì, nên ứng dụng nó như thế nào? Vậy thì bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Gạch siêu nhẹ là gì?

Gạch siêu nhẹ hay còn gọi là gạch AAC là sản phẩm thuộc dòng bê tông khí chưng áp. Đây là loại gạch không nung thế hệ mới có trọng lượng siêu nhẹ chỉ bằng ⅓ so với loại gạch thông thường. Thậm chí, nhiều loại gạch AAC còn có thể nổi được trên mặt nước.

Gạch bê tông siêu nhẹ là gì?

Gạch bê tông siêu nhẹ là gì?

Thành phần tạo nên gạch AAC gồm xi măng, cát, vôi, đá mạt nghiền mịn, cát thạch anh hoặc sỉ, cùng với nước, hợp chất nhôm và chất tạo bọt. Những chất liệu này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra một số phản ứng hóa học cùng với khí chưng áp. Khi tạo thành thành phẩm, một viên gạch sẽ có kết cấu rỗng bên trong khiến nó xốp lên để có trọng lượng cực nhẹ. Gạch siêu nhẹ có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, chống thấm dột cao.

Gạch siêu nhẹ khí chưng áp AAC đã được sử dụng hơn 100 năm trên thế giới tuy nhiên tại Việt Nam loại gạch này lại khá mới mẻ. Số lượng người biết và sử dụng gạch chống thấm AAC tương đối ít, trừ những người có hiểu biết nhất định và tin tưởng sử dụng. Loại gạch này thường được ứng dụng để làm tường ngăn, tường bao che,... trong phòng thu, phòng karaoke hoặc các công trình đòi hỏi khả năng cách âm tốt.

Hiện nay gạch siêu nhẹ được sản xuất với 4 kích thước phổ biến:

  • Gạch bê tông nhẹ AAC 600x200x80 mm
  • Gạch bê tông nhẹ AAC 600x200x100 mm
  • Gạch bê tông nhẹ AAC 600x200x150 mm
  • Gạch bê tông nhẹ AAC 600x200x200 mm

Các kích thước phổ biến của gạch siêu nhẹ

Các kích thước phổ biến của gạch siêu nhẹ

So sánh gạch siêu nhẹ với gạch đất nung truyền thống

Gạch siêu nhẹ AAC có rất nhiều điểm khác biệt so với gạch nung truyền thống về chất liệu, quy trình sản xuất và tính năng nổi bật. Bảng đánh giá sau đây sẽ so sánh chi tiết về 2 loại vật liệu:

Tiêu chí so sánh

Gạch đất nung truyền thống (gạch đỏ)

Gạch siêu nhẹ AAC Đánh giá
Quy trình sản xuất Nung nóng đất sét ở mức nhiệt độ cao Dùng cát, xi măng, phụ gia… chưng khí áp, không nung nóng Gạch đất nung gây ảnh hưởng đến môi trường do quá trình nung sinh khối lượng CO2 lớn. Bên cạnh đó, độ bền gạch kém hơn gạch siêu nhẹ AAC do được làm từ chất liệu đất sét, không bền chắc bằng xi măng và cát
Tỷ trọng 1.200 – 1.800 kg/m3 400 – 900 kg/m3 Tỷ trọng của gạch AAC nhẹ hơn rất nhiều, làm giảm kết cấu móng đến 15%
Số gạch/m3 Trung bình trên 800 viên/m3 Trung bình trên 120 viên/m3 Gạch siêu nhẹ AAC tốn ít vữa xây dựng hơn
Khả năng nứt vỡ 7% 2%  
Độ chính xác về kích thước Không có tiêu chuẩn ±1 Gạch bê tông khí chưng áp có độ chính xác về kích thước cao hơn, cho việc thi công dễ dàng, đúng tiêu chuẩn hơn

Giá gạch siêu nhẹ hiện nay là bao nhiêu?

So với gạch nung truyền thống thường được tính theo viên với giá dao động khoảng 16.000đ/viên thì giá gạch siêu nhẹ thường được tính theo đơn vị là m3 (một m3 có tầm từ 40 - 110 viên tùy theo kích thước và độ dày viên gạch mà bạn muốn chọn). Gạch bê tông khí chưng áp có mức giá dao động từ 1.300.000 - 2.000.000đ/m3.

Với tầm giá như vậy thì đây được xem là một mức giá hấp dẫn nếu xét về tổng giá trị kinh tế (tính năng vượt trội và độ bền đẹp) cũng như là tổng chi phí cho công trình trước và sau xây dựng.

Ưu nhược điểm của gạch siêu nhẹ

Gạch siêu nhẹ hiện nay được áp dụng phổ biến trong các thiết kế công trình cao tầng

Gạch siêu nhẹ hiện nay được áp dụng phổ biến trong các thiết kế công trình cao tầng

Ưu điểm

  • Trọng lượng nhẹ: gạch AAC nhẹ chỉ bằng ⅓ so với gạch đất nung và ¼ so với các loại gạch bê tông thường. Đây là đặc tính ưu việt giúp tiết kiệm vật liệu làm khung, làm móng cũng như giúp cho việc vận chuyển, thi công trở nên dễ dàng hơn.
  • Cách âm tốt: với cấu trúc bọt khí, gạch bê tông nhẹ có thể hấp thụ âm thanh rất tốt. Loại gạch này thường được sử dụng để cách âm hiệu quả cho các công trình, thích hợp cho những căn hộ xây dựng ở những nơi đông đúc, ồn ào.
  • Cách nhiệt và tiết kiệm năng lượng: gạch bê tông siêu nhẹ có hệ số dẫn nhiệt rất thấp, nhờ vậy cho khả năng cách nhiệt cao thích hợp cho không gian ấm cúng vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè. Tường ngăn xây bằng gạch AAC có thể chịu đựng mức 1200 độ C của những đám cháy thông thường với hệ số giãn nhiệt thấp. Vì thế, khi có sự biến đổi nhiệt độ đột ngột loại gạch này cũng không bị thay đổi kết cấu.
  • Độ chính xác cao: gạch siêu nhẹ AAC được sản xuất theo đúng kích thước quy chuẩn, độ lệch là khá thấp nên sẽ giúp cho việc xây tường có độ chính xác cao. Nhờ đó giúp giảm thất thoáng lượng vữa, giảm chi phí vữa và thời gian hoàn thành so với gạch đất nung.
  • Độ bền vững cao: gạch bê tông nhẹ có gốc là bê tông được dưỡng hộ trong điều kiện hơi nước và áp suất cao. Chính nhờ việc chưng áp đã giúp cho các thành phần và cấu trúc viên gạch được bền vững, ổn định. Bên cạnh đó, cấu tạo xốp giữ cho việc hấp thụ xung lực cũng rất tốt. Nhờ thế mà gạch AAC có độ bền rất cao, khả năng chịu lực biến động tốt.
  • Thân thiện với môi trường: gạch nhẹ tận dụng phế thải công nghiệp làm vật liệu nên giải quyết được vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, không phá hoại tài nguyên môi trường. Quy trình sản xuất của chúng cũng vô cùng thân thiện, không thải chất khí ra ngoài môi trường, không gây hiệu ứng nhà kính.

Nhược điểm

Gạch block không phù hợp với các loại xi măng thông thường mà cần đi kèm với vữa chuyên dụng để tạo độ kết dính chắc chắn hơn, đảm bảo chất lượng của công trình. Nếu sử dụng vữa thông thường để xây dựng tường có thể bị nứt do thấm nước qua mạch.

Người thợ có thể sử dụng 2 phương pháp sau:

  • Lăn 1 lớp hồ dầu xi măng bằng rulo sau đó tô trát bình thường.
  • Lăn 1 lớp vữa chuyên dụng skimcoat 401, sau đó có thể tô trát vữa xi măng thông thường.

Ngoài ra, với những thiết kế công trình đặc biệt có nhiều góc cạnh thì việc sử dụng gạch AAC sẽ khó khăn hơn, các kiến trúc sư phải xây dựng phương án thiết kế ngay từ đầu để hạn chế mức rủi ro thấp nhất trong lúc làm dự án.

Những người thợ cũng phải xây dựng am hiểu về cách xây nhà bằng gạch AAC để đảm bảo chất lượng công trình.

Cách xây gạch siêu nhẹ AAC

Hướng dẫn xây gạch AAC đúng cách

Hướng dẫn xây gạch AAC đúng cách

Công đoạn chuẩn bị

  • Chuẩn bị đầy đủ công cụ: bay răng cưa, mũi khuấy, cưa tay, búa cao su, búa đóng đinh, thước căn góc, bay xây gạch siêu nhẹ, bàn chà nhám,...
  • Vệ sinh sạch sẽ mặt bằng cần thi công. Đảm bảo bề mặt bằng phẳng và phun một ít nước dưới chân tường để tạo độ ẩm.
  • Khuấy vữa theo đúng tỉ lệ hướng dẫn bằng cách dùng mũi khuấy gắn vào khoan và trộn đều
  • Căn đường biên bên bức tường bằng dây dù và thước thủy để lúc xây gạch bê tông được ngay ngắn thẳng hàng.

Công đoạn thi công

  • Trát vữa dưới chân tường với độ dày tầm 1 - 2cm. Chiều ngang vữa cần rộng hơn chiều dày gạch mỗi bên khoảng 5cm. Dàn đều và sử dụng bay để làm phẳng lớp vữa.
  • Đặt viên gạch siêu nhẹ đầu tiên tại góc tường trùng với đường biên thẳng đã đặt sẵn. Đặt viên gạch tiếp theo sát với viên gạch đầu sao cho thật thẳng hàng. Dùng búa cao su gõ nhẹ để đảm bảo độ kết dính giữa 2 viên gạch. Đo độ thẳng hàng của gạch AAC bằng thước thủy và tiếp tục thực hiện lặp lại cho hết hàng đầu tiên.
  • Trát vữa lên viên gạch bê tông nhẹ ở hàng thứ 2. Đặt từng viên lần lượt thẳng hàng theo đúng như hàng đầu tiên. Tiếp tục thực hiện cho đến hàng cuối cùng.
  • Sau khi đã lát gạch xong toàn bộ, dùng bay để xử lý hết phần vữa trào ra giữa những viên gạch. Đắp thêm vữa với những vị trí đang bị thiếu.
  • Tại những vị trí gạch đang bị gồ ghề, dùng giấy nhám hoặc bàn chà nhám để làm nhẵn các bề mặt.

Có nên xây nhà bằng gạch siêu nhẹ

Có nên dùng gạch AAC trong xây dựng hay không?

Có nên dùng gạch AAC trong xây dựng hay không?

Việc xây dựng công trình bằng gạch siêu nhẹ tuy còn tồn đọng một số hạn chế nhưng đều hoàn toàn có thể khắc phục được. Hiện nay gạch nhẹ vẫn được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình cao tầng.

Có nên dùng gạch AAC trong xây dựng hay không?

Gạch siêu nhẹ giúp ích rất nhiều trong các công trình xây dựng

Tại các nước phát triển ở Châu Âu, gạch siêu nhẹ vẫn được sử dụng rộng rãi. Thái Lan và Singapore là 2 nước ứng dụng gạch block rất nhiều trong việc xây dựng.

Chính vì vậy, vẫn nên xây gạch siêu nhẹ với những công trình phù hợp. Bên cạnh đó, gạch siêu nhẹ cần được mua ở những địa chỉ uy tín, đảm bảo chất lượng cao với hệ thống sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Xem thêm:

Đó là tất cả những thông tin về gạch siêu nhẹ mà SPEEDWALL muốn giới thiệu với các bạn. Hi vọng thông qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu rõ chức năng của gạch bê tông nhẹ và cách ứng dụng chúng trong những công trình phù hợp. Chúng các bạn áp dụng thành công!

G