Gạch không nung là gì? Sử dụng xây nhà có đảm bảo an toàn
Mục lục
Gạch không nung là loại vật liệu khá mới trong ngành xây dựng sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, vì chưa quá phổ biến nên nhiều người vẫn chưa có những định nghĩa chính xác về gạch không nung. Để làm rõ vấn đề này, SPEEDWALL mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Gạch không nung là gì?
Gạch không nung hay còn gọi là gạch block là loại gạch có thể tự đóng rắn mà không cần trải qua quá trình nung nóng trong lò. Loại gạch này vẫn sẽ đáp ứng được các chỉ số cơ học như độ thấm nước, độ uốn, độ nén, cường độ chịu lực,… bằng cách trải qua chưng khí áp hoặc phản ứng hóa đá của những thành phần nguyên liệu.
Gạch block được tạo ra như thế nào?
Sản phẩm gạch block có đa dạng các chủng loại, được sử dụng trong các công trình phụ trợ cho đến các kiến trúc nhà ở, nhà cao tầng, công trình công nghiệp. Tính ứng dụng của loại gạch này rất đa dạng từ lát nền, đè kê, trang trí, xây tường,... với hiệu quả xây dựng cao.
So sánh gạch nung và gạch không nung
Gạch không nung (bên trái) và gạch nung (bên phải)
Gạch không nung
- Nguồn nguyên liệu đa dạng: cát, mạt đá, xi măng, than xỉ, sỏi…
- Sử dụng máy ép gạch không nung nên không qua quá trình nung, không gây khói bụi, không thải khí Co2 ảnh hưởng đến môi trường
- Được sản xuất bằng các thiết bị máy móc hiện đại, đảm bảo đúng chuẩn quy trình, chất lượng
- Không tốn chi phí nhân công nhờ sản xuất hoàn toàn theo công nghệ tự động hóa. Giá gạch không nung khá rẻ tuy vậy vẫn mang lại năng suất cao.
- Đa dạng kích thước phù hợp với nhiều công trình khác nhau. Tăng tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí nguyên liệu (gạch, vữa…), giảm chi phí thuê nhân công xây.
- Trọng lượng nhẹ giúp giảm sự chịu tải của kết cấu thép cho công trình
Gạch nung (gạch đỏ)
- Gạch nung ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường vì thải ra lượng CO2 trong quá trình nung.
- Gạch nung giòn, rất dễ vỡ trong quá trình vận chuyển gây hao hụt nguyên liệu.
- Khả năng chịu lực của gạch nung không cao.
- Mức độ hút ẩm chỉ đạt 14 – 18% (đối với 1 viên gạch có trọng lượng 2 kg).
Phân loại gạch không nung
Gạch xi măng cốt liệu
Gạch xi măng cốt liệu là loại gạch được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các gạch không nung. Loại gạch này còn được gọi với cái tên khác là gạch bê tông hay gạch block.
Nguyên liệu tạo thành của gạch block gồm xi măng, đá mạt và một số chất phụ gia khác. Gạch block có tỉ trọng lớn và độ chịu lực cao đáp ứng rất tốt các yêu cầu về kỹ thuật, kết cấu, môi trường.
Gạch block được sử dụng phổ biến nhất trong rất nhiều công trình
Bên cạnh đó, gạch block còn có các ưu điểm nổi bật khác như chống nóng, chống thấm, cách nhiệt tốt. Đây là loại vật liệu “xanh” được khuyến khích sử dụng thay cho gạch nung truyền thống để an toàn và thân thiện với môi trường.
Gạch bê tông nhẹ
Gạch bê tông nhẹ còn được gọi là gạch siêu nhẹ hay gạch AAC. Gạch được tạo thành từ các nguyên liệu chính là xi măng, tro bay, cát mịn, chất phụ gia tạo bọt. Để sản xuất ra gạch bê tông nhẹ, người thợ không cần phải nung nóng mà chỉ cần dùng công nghệ bọt khí.
Gạch bê tông nhẹ không nung
Đúng như tên gọi của nó thì loại gạch này rất nhẹ, bên cạnh đó còn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt. Gạch AAC rất bền, chống cháy hiệu quả. Đây là loại vật liệu thường được sử dụng để chống nóng tường và sân mái.
Gạch bê tông khí chưng áp
Loại gạch này được tạo nên từ các thành phần: xi măng, vôi, cát mịn, nước và chất tạo khí. Những loại nguyên liệu này khi trộn lẫn với nhau tạo nên một phản ứng sinh khí để tạo thành thành phẩm, không cần phải trải qua nung nóng.
Gạch bê tông khí chưng áp - một trong những loại gạch không nung phổ biến
Tương tự như những loại gạch không nung khác, gạch bê tông khí chưng áp cũng có những ưu điểm nổi bật như cách nhiệt tốt, bền chắc và thân thiện với môi trường. Đây là loại gạch được sử dụng phổ biến khi xây dựng các công trình hiện đại.
Gạch Papanh
Gạch Papanh là loại gạch được tận dụng từ các phế thải công nghiệp nên có giá thành rất rẻ. Gạch Papanh được nén từ sỉ than kết hợp với một lượng vôi nhỏ (hoặc xi măng) để tạo thành các liên kết.
Gạch Papanh dùng trong các công trình phụ
Loại gạch này rất nhẹ, thân thiện với môi trường tuy nhiên cường độ chịu lực lại không cao vì được sản xuất thủ công với khả năng nén ép thấp. Độ bền của gạch Papanh cũng không cao do có tỉ lệ xi măng thấp và độ hút nước cao.
Chính vì một vài các nhược điểm kể trên mà gạch Papanh chỉ được sử dụng cho những công trình tạm, không yêu cầu về sự kiên cố.
Gạch không nung thiên nhiên
Loại gạch này được tạo thành từ tự nhiên với thành phần chính là xi măng và cát, là thành phẩm của quá trình phong hóa đá bazan.
Đá tổ ong thiên nhiên
Gạch không nung thiên nhiên chỉ được sử dụng ở các vùng có puzolan tự nhiên. Hình thức sản xuất và khai thác tự phát với quy mô nhỏ. Chính vì thế mà trên thị trường loại gạch này được phân phối khá ít và không phổ biến như các dòng gạch khác.
Ưu nhược điểm của gạch block
Ưu điểm
- Gạch không nung thân thiện với môi trường nhờ được làm từ đất sét nung cùng quá trình xử lý không thông qua nhiệt độ. Nhờ đó làm giảm thiểu chu trình đốt nóng bằng củi, hạn chế lượng khí thải CO2 ra ngoài môi trường
- Gạch block sở hữu độ cứng cùng độ bền màu rất tốt, có thể đáp ứng các tiêu chuẩn cường độ chịu lực khác nhau. Thành vách dày giúp tăng khả năng cách âm, chống nóng, độ hút ẩm thấp dưới 7% giúp hạn chế thấm nước, đóng rong rêu.
- Quy trình sản xuất gạch block rất dễ, không cần bỏ vốn đầu tư cao. Việc chế tạo, sản xuất gạch nung giúp tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian thi công. Chính vì lý do này mà giá gạch không nung rẻ hơn rất nhiều so với gạch nung đất sét.
Nhược điểm
Khi tác động theo phương ngang thì độ chịu lực của gạch không nung khá yếu. Gạch bê tông cũng không có khả năng đáp ứng tính linh hoạt trong nhiều công trình thi công. Loại gạch này dễ bị nứt nẻ khi có sự co dãn nhiệt độ đột ngột, hiệu quả chống thấm cũng kém hơn so với các loại vật liệu xây dựng khác.
Xem thêm: Gạch siêu nhẹ là gì? Có nên xây nhà bằng gạch siêu nhẹ?
Ứng dụng của gạch không nung trên thị trường
Gạch block được ứng dụng nhiều trong các công trình khác nhau
Sở hữu những ưu điểm vượt trội nên gạch không nung được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhiều công trình khác nhau.
- Cách âm: hiện nay gạch không nung được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng với mục đích cách âm. Loại gạch này hạn chế tiếng ồn đáng kể so với gạch nung thông thường.
- Cách nhiệt, đề phòng hỏa hoạn: gạch block được sử dụng với mục đích hạn chế cháy nổ, giảm nhiệt độ ở những công trình có ánh mặt trời chiếu trực tiếp.
- Chống nước, chống thấm: khả năng chống nước và chống thấm của gạch không nung khá cao, do đó loại gạch này thường được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng, thoát nước.
- Lát đường: với những ưu điểm vượt trội cùng cường độ chịu lực cao nên không có gì ngạc nhiên khi loại gạch này được sử dụng trong các công trình lát đường. Do đặc điểm tự đông cứng của sản phẩm nên việc thi công cũng sẽ không bị tác động bởi thời tiết. Trong lúc xây dựng, gạch không nung có thể dễ dàng được tháo gỡ di chuyển, thay đổi sang dạng hình học và màu sắc khác nhau,... rất thích hợp cho các công trình sân vườn đẹp hiện nay.
Hy vọng với những thông tin mà SPEEDWALL đã chia sẻ trên đây, các bạn đã có được hình dung rõ hơn về loại gạch không nung, ưu nhược điểm của gạch không nung và những ứng dụng của loại gạch này trên thị trường. Đừng ngần ngại liên hệ cho chúng tôi nếu có bất kỳ thắc mắc cần giải đáp nhé!