Cách tính cầu thang 2 vế và bố trí thép đơn giản, chuẩn nhất
Mục lục
Cầu thang không chỉ là công trình để nối giữa các tầng mà còn góp phần tạo nên vẻ đẹp của ngôi nhà. Hiện nay, có rất nhiều mẫu cầu thang nhưng phổ biến nhất là cầu thang 2 vế. Vậy cấu tạo và cách tính cầu thang 2 vế như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin nhé!
Cấu tạo của cầu thang 2 vế
Kích thước của thân thang 2 vế
Thân của cầu thang là một dạng kết cấu sàn, được đặt nằm nghiêng, bên trên có bậc. Thân thang được sử dụng để kết nối những tầng hoặc sàn lại với nhau.
Kích thước cầu thang để đi lại thoải mái là 60cm. Ngoài ra, để người sử dụng có thể bước lên, xuống thoải mái, cổ bậc nên thiết kế trong khoảng từ 15 đến 18cm. Nếu chiều cao của cổ bậc hơn 18cm, bạn sẽ cảm thấy rất mệt khi leo lên, xuống, đặc biệt là rất nguy hiểm khi bị trượt, té. Bạn cần biết điều này trước khi tìm hiểu cách tính cầu thang 2 vế.
Đối với chiều rộng mặt tiếp xúc giữa bàn chân với thân thang, kích thước tối thiểu nên là 25cm. Khi thiết kế nhà ở dân dụng, kích thước của chiều rộng không nên vượt quá 30cm vì nó sẽ ảnh hưởng đến chiều dài và độ dốc của thang. Đây là điều mà bạn nên biết trước khi tìm hiểu cách tính cầu thang 2 vế.
Xem thêm: Cách chia cầu thang 21 bậc
Kích thước cầu thang để đi lại thoải mái là 60cm
Kích thước tay vịn cầu thang 2 vế
Không chỉ tạo tính thẩm mỹ cho cầu thang, tay vịn còn đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng. Kích thước tay vịn an toàn cho trẻ em và người lớn là 1,1m. Trong một số trường hợp, kích thước tay vịn có thể từ 85 đến 90cm.
Kích thước chiếu nghỉ của cầu thang 2 vế
Để người dùng không bị mất sức khi di chuyển lên cao, cầu thang nên có chiếu nghỉ. Cứ 11 bậc thang thì nên có một chiếu nghỉ và chiều rộng của chiếu nghỉ tối thiểu là 90cm.
Xem thêm: Xu hướng thiết kế nhà là nền tảng của một ngôi nhà mới mẻ và độc đáo, mang bản sắc riêng.
Các mẫu cầu thang 2 vế phổ biến hiện nay
Cầu thang 2 vế song song
Là bản mặt cắt 2 cầu thang được lắp song song, ở giữa có chiếu nghỉ. Chiếu nghỉ là điểm xoay 180o giữa 2 cầu thang, tạo thành 2 nhánh song song theo hình chữ U. Mẫu cầu thang này được dùng cho tất cả công trình, nhưng rất khó xây dựng.
Cầu thang 2 vế vuông góc
Là mặt cắt 2 cầu thang tạo thành hình chữ L, ở giữa có chiếu nghỉ. Tỷ lệ của cầu thang có 1 vế ngắn và 1 vế dài lần lượt là 1:3 và 2:3. Phần ngắn tiếp xúc với sàn nhà, phần dài tiếp xúc với tầng kế tiếp. Mẫu thiết kế này được dùng cho nhà phố, biệt thự và nhà có trần thấp.
Hình ảnh minh họa mặt bằng cầu thang 2 vế vuông góc
Cầu thang 2 vế đối xứng
Là mặt cắt 2 vế cầu thang theo hình ziczac, đối xứng với nhau, chiếu nghỉ có hình vuông. Đây là mẫu cầu thang hiện đại, giúp tối giản không gian và tạo ra góc nhìn thú vị cho ngôi nhà. Bạn nên biết điều này trước khi tìm hiểu cách tính cầu thang 2 vế.
Cách tính cầu thang 2 vế
Trước khi tính cầu thang 2 vế, bạn và đơn vị thi công cần xác định được các đại lượng bao gồm: chiếu nghỉ, cổ bậc, mặt bậc. Những đại lượng này được tính cụ thể như sau:
Mặt bậc/ Cổ bậc = Chiều rộng x Chiều dài x Số bậc.
Chiếu nghỉ = Chiều rộng x Chiều dài x Số chiếu nghỉ.
=> Cầu thang 2 vế = Mặt bậc + Cổ bậc + Chiếu nghỉ.
Ngoài cầu thang, bạn cần xác định kích thước của tay vịn sao cho phù hợp nhất. Chiều dài của tay vịn cầu thang có hệ số riêng. Vì vậy, các kiến trúc sư cần xác định hệ số góc của cầu thang tiêu chuẩn để áp dụng. Tùy vào tình hình thực tế thi công của từng ngôi nhà, hệ số góc sẽ được xác định phù hợp. Thông thường, hệ số lan can là 1,5cm; hệ số mặt đá là 1,3cm. Đây là cách tính toán cầu thang 2 vế chuẩn mà bạn nên biết.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến số bậc của cầu thang vì nó sẽ ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà. Theo quan niệm về phong thủy, số bậc của cầu thang thường được tính bằng các số lẻ, công thức là 4 x n + 1 (dựa vào quy luật Sinh - Lão - Bệnh - Tử). Nếu bậc cuối cùng kết thúc ở vị trí Sinh thì sẽ mang đến may mắn, tài lộc và an khang cho bạn.
Cách tính cầu thang 2 vế đơn giản
Các cách bố trí thép cầu thang 2 vế chuẩn
Cách 1: Uốn thép chịu lực theo hình dáng của cầu thang
Trước khi thực hiện, bạn cần tính diện tích thép chịu lực. Ưu điểm của phương pháp này là những thanh thép có khả năng chịu momen xoắn và lực cắt tốt. Vì chịu lực uốn tốt nên các thanh thép dễ gấp thành hình. Nếu thanh thép giòn thì sẽ khó uốn và dễ gãy.
Cách 2: Sử dụng đai thép chịu lực
Từ diện tích đã được tính toán, bạn chọn thép chịu lực có đường xoắn và khoảng cách hợp lý. Thép chịu lực được bố trí xung quanh bàn đứng, bản ngang của bậc. Các thanh thép còn lại được sắp xếp dựa vào cấu tạo của thành tường. Phương pháp này có khả năng chịu lực tốt, tính ổn định cao hơn so với cách thứ nhất. Tuy nhiên, thi công theo cách này sẽ phức tạp và tốn nhiều thép hơn.
Xem thêm: Ý Tưởng Xây Nhà bằng bê tông nhẹ giúp bạn tiết kiệm chi phí
Những điều cần lưu ý khi thiết kế cầu thang nhà ở
Cầu thang là một chi tiết quan trọng trong nhà cao tầng. Vì vậy, bạn cần đảm bảo khả năng chịu tải lớn của cầu thang và sự an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý khi thiết kế cầu thang.
- Về phần kết cấu, thân thang bê tông thường có chiều dài lớn hơn chiều rộng để đảm bảo khả năng chịu lực. Bạn nên biết điều này sau khi tìm hiểu cách tính cầu thang 2 vế.
- Dựa vào cường độ và độ cứng, bạn cần tính toán chính xác dầm cầu thang. Nếu thân của cầu thang không bố trí dầm đỡ, bạn nên đặt lớp cốt thép dày hơn.
- Để đảm bảo độ chắc chắn và bền của cầu thang, dầm chiếu nghỉ cần được tỳ lên tường lồng cầu thang.
- Bạn cần xem xét kỹ vị trí trước khi đặt cầu thang. Không nên đặt từ phía sau nhà đi lên, ở giữa nhà, thẳng cửa chính,... vì sẽ ảnh hưởng đến nguồn năng lượng của các thành viên trong gia đình. Đây là điều mà bạn nên biết sau khi tìm hiểu cách tính cầu thang 2 vế.
- Ngoài chất lượng, bạn cần quan tâm đến tính thẩm mỹ để cầu thang có sự mềm mại và dẫn khí hiệu quả lên những tầng phía trên.
Cần xem xét kỹ vị trí trước khi đặt cầu thang
Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm và cách tính cầu thang 2 vế chuẩn. Để có mẫu thiết kế cầu thang đẹp, phù hợp với sở thích, bạn nên tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư có chuyên môn. Ngoài ra, nếu muốn xây nhà bằng tấm bê tông nhẹ, chất lượng, bạn hãy liên hệ ngay Công ty Cổ phần Xây dựng Vật liệu xanh Việt Nam.