TOP 4 tấm lót sàn gác lửng bền, đẹp, chịu lực tốt
Mục lục
Trên thị trường hiện nay có những loại tấm lót sàn gác lửng nào bền, đẹp, có khả năng chịu lực, chịu nước tốt? Nếu quý khách đang tìm kiếm loại tấm ván lót sàn gác lửng để lắp đặt cho công trình thì hãy tham khảo những loại dưới đây trước khi lựa chọn.
TOP 4 tấm lót sàn gác lửng bền, đẹp, chịu lực tốt
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại tấm lót sàn gác lửng như: gỗ, ván ép, ván xi măng,... Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Trong đó, có 3 loại tấm lót sàn gác lửng được sử dụng phổ biến nhờ có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt nên được nhiều người lựa chọn sử dụng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tấm sàn bê tông nhẹ EPS
Tấm bê tông nhẹ EPS được sản xuất từ cốt liệu bao gồm xi măng, cát, nước, hạt EPS (một loại nhựa giãn nở có tên Expanded Polystyrene). Hạt nhựa EPS nguyên sinh được kích nở ở nhiệt độ 90oC, kích nở từ 20 - 50 lần để tạo ra hạt xốp. Xốp EPS được gia công bằng cách nén xốp ở tỷ trọng cao.
Nhờ đặc điểm vật liệu và có cấu tạo đặc biệt nên tấm sàn có độ cứng, khả năng cách nhiệt và hấp thụ xung động tốt. Tại Việt Nam, tấm bê tông nhẹ EPS được sử dụng phổ biến trong vòng vài năm gần đây để thay thế cho các vật liệu truyền thống. Sản phẩm được ứng dụng linh hoạt và hiệu quả trong việc xây dựng tại vị trí sàn cho các căn hộ nhà ở, văn phòng, khách sạn, chung cư, phòng karaoke, sàn nâng nhà xưởng.
Tấm sàn bê tông nhẹ EPS
Tấm lót sàn gác lửng Cemboard
Tấm ván lót sàn gác lửng Cemboard là sản phẩm được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của châu u, thành phần chủ yếu gồm: xi măng Portland, sợi Cellulose, cát mịn và một số hợp chất vô cơ khác.
Các thành phần này được trộn kỹ lưỡng rồi đưa qua hệ thống cán thành từng lớp mỏng. Sau đó, tấm lót sàn được đưa qua máy hấp áp suất cao Autoclave khoảng 1000oC để sấy khô.
Quy trình sản xuất tấm Cemboard được thực hiện dựa trên công nghệ tự động, khép kín nên tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đồng nhất về kích thước, màu sắc.
Tấm lót sàn gác lửng Cemboard là sản phẩm được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và không có Amiăng nên đảm bảo an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Có thể xem tấm lót sàn gác lửng Cemboard là một loại vật liệu xanh, có ưu điểm chống ẩm mốc, chống nước, chống cháy, chống mối mọt, cách âm, cách nhiệt tốt, dễ lắp đặt, chi phí thấp và độ bền cao.
Tấm lót sàn gác lửng Cemboard
Tấm lót sàn chịu lực nhựa PVC
Tấm ván nhựa PVC chịu lực hay còn gọi là ván nhựa chịu lực. Đây là dòng vật liệu được làm từ nhựa PVC, chất tạo dai và các chất phụ gia chống cháy, chất ổn định theo công nghệ ép đùn. Sản phẩm này có tính đa dụng cao, khả năng tháo lắp dễ dàng nên được sử dụng rộng rãi trong lót sàn gác lửng tại các công trình: nhà ở, chung cư,...
Tấm ván nhựa PVC chịu lực
Ván gỗ Laminate
Ngoài các loại vật liệu vừa kể trên, còn có thêm một loại tấm lót sàn gác lửng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng là ván gỗ Laminate. Đây là loại ván được cấu tạo gồm 4 lớp: lớp bề mặt phủ oxit nhôm, lớp phim tạo hình vân gỗ, lõi gỗ HDF và lớp lót dưới cân bằng ván sàn.
Ván gỗ Laminate có ưu điểm là đa dạng về màu sắc để lựa chọn, có khả năng chịu nước, chống mối mọt, chống trầy xước, chịu mài mòn và cách âm tốt. Bên cạnh đó, tấm ván lót sàn gác lửng từ gỗ Laminate còn có giá thành rẻ và dễ thi công nên được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nội thất.
Ván gỗ Laminate
Xu hướng chọn vật liệu làm sàn gác lửng hiện nay
Thi công tấm sàn bê tông nhẹ EPS là 1 trong 3 loại vật liệu làm sàn gác lửng phổ biến, được dùng làm tường, làm sàn nhà dân dụng, nhà xưởng,...
Theo đánh giá, tấm sàn bê tông nhẹ EPS là loại vật liệu sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với các loại vật liệu khác. Cụ thể như:
- Trọng lượng nhẹ: Đây là ưu điểm đầu tiên của tấm lót sàn gác lửng bê tông nhẹ EPS. Với trọng lượng tùy theo kích thước của tấm sàn. Cụ thể như tấm sàn có kích thước 2000 x 500 x 70mm (dài x rộng x dày) thì có trọng lượng khoảng 80 ± 5. Tấm sàn có kích thước 2000 x 500 x 100mm thì có trọng lượng khoảng 115 ± 5. Khi đưa sản phẩm từ giai đoạn kết cấu công trình sẽ được giảm chi phí đáng kể.
- Thi công lắp đặt nhanh, gọn: Đối với tấm sàn bê tông nhẹ EPS, bạn chỉ cần lắp đặt dầm thép là có thể tiến hành lắp sàn chịu lực vô cùng vững chắc. Bên cạnh đó, sau khi lắp tấm EPS bạn còn có thể dễ dàng hoàn thiện như ốp lát gạch.
- Khả năng chịu tải lớn: Tấm sàn EPS có khả năng chịu tải tốt, dùng được cho các công trình: sàn nhà ở dân dụng, sàn văn phòng, sàn nhà xưởng công nghiệp,…
- Khả năng chống cháy vượt trội: Do được cấu tạo từ xi măng, cát, nước, hạt EPS nên tấm lót sàn EPS có khả năng chống cháy tốt ở nhiệt độ 1100oC trong khoảng 3 giờ 20 phút. Đặc biệt, nhờ có hạt EPS nên khi gặp nhiệt độ cao sẽ không cháy, đồng thời còn rất an toàn đối với sức khỏe con người.
- Khả năng chống thấm nước tốt: Tấm sàn bê tông EPS nhẹ có khả năng hút nước thấp chỉ 8,9%. Các loại vật liệu khác thì khả năng hút nước dao động từ 15 - 35%. Điều này chứng tỏ tấm sàn EPS có thể lắp đặt được trong môi trường có độ ẩm cao như nhà tắm, nhà vệ sinh,...
- Thân thiện với môi trường và an toàn sức khỏe: Tấm lót sàn gác lửng EPS nhẹ được làm từ xi măng, cát, nước và hạt EPS nên không phát sinh khí thải đảm bảo an toàn cho môi trường và không chứa chất độc hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư: Sử dụng tấm ván lót sàn EPS giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí cho phần móng – cọc, kết cấu chịu lực, đồng thời tiến độ thi công cũng được đẩy nhanh hơn. Từ đó, tiết kiệm được chi phí nhân công và tối ưu chi phí đầu tư công trình.
Tấm sàn bê tông EPS nhẹ dễ thi công, lắp đặt
Hướng dẫn thi công tấm lót sàn gác lửng sàn bê tông EPS
Các bước thi công tấm lót sàn gác lửng sàn bê tông nhẹ EPS như sau:
- Bước 1: Chọn độ cao phù hợp để lắp đặt hệ xương chính.
- Bước 2. Đục lỗ ở trên tường để tiến hành lắp xương.
- Bước 3: Tiến hành lắp đặt hệ xương chính và thanh xương gang lên tường.
- Bước 4: Trám xi măng vào hố xương chính để định vị. Sau đó, hàn xương phụ với xương chính.
- Bước 5: Bắn vít định vị tấm sàn bê tông với hệ khung sắt bên dưới.
- Bước 6: Trám khe tấm sàn bê tông nhẹ EPS bằng keo chuyên dụng
- Bước 7: Hoàn thiện bề mặt tấm lót sàn để làm sàn gác xép.
- Bước 8: Vệ sinh sạch sàn, sau đó ốp gỗ, trải thảm hoặc lát gạch men.
Với 4 tấm lót sàn gác lửng vừa chia sẻ trên, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Cho nên tùy vào nhu cầu làm gác lửng, làm gác xép và tài chính của quý khách mà lựa chọn loại vật liệu phù hợp để thi công, lắp đặt cho công trình. Nếu quý khách muốn được tư vấn kỹ hơn về từng loại tấm ván lót sàn trên thì hãy liên hệ trực tiếp với SPEEDWALL để nhân viên tư vấn kỹ hơn.