Sàn không dầm là gì? Khái niệm, cấu tạo và ưu nhược điểm

Sàn không dầm là gì? Bản vẽ kết cấu, thiết kế, ưu nhược điểm

Các giải pháp công nghệ trong ngành xây dựng đã đem đến nhiều lợi ích cho chủ thầu, chủ dự án về mặt chất lượng của công trình cũng như tối ưu chi phí. Trong đó, không thể không nhắc đến sàn không dầm – giải pháp xây dựng tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí. Để hiểu rõ hơn khái niệm sàn không dầm là gì, cấu tạo và bản vẽ kết cấu của loại sàn này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của SPEEDWALL!

Sàn không dầm là gì?

Dựa vào kết cấu xây dựng có hai loại sàn là sàn có dầm và sàn không dầm. Trong đó, sàn có dầm là loại sàn truyền thống đã được sử dụng từ rất lâu. Sàn không dầm xuất hiện sau và được coi là một giải pháp hữu ích trong việc tiết kiệm chi phí.

Vậy sàn không dầm là gì?

Sàn không dầm, còn được gọi là sàn phẳng không dầm, là một loại sàn trong lĩnh vực xây dựng mà không cần sử dụng các thanh dầm ngang hoặc dọc đỡ bên dưới như các loại sàn truyền thống. Thay vào đó, sàn không dầm sẽ trực tiếp liên kết với hệ thống các trụ đỡ của công trình.

Sàn không dầm là gì?

Sàn không dầm là gì?

Cấu tạo cơ bản của sàn không dầm là gì?

Xét về mặt cấu tạo, sàn rỗng không dầm có cấu trúc khá đơn giản gồm tấm thép lưới trên, quả bóng/hộp rỗng được làm từ nhựa tái chế và tấm thép lưới dưới. Hệ sàn này là sàn rỗng được thi công bằng phương pháp liên kết trực tiếp giữa các khối rỗng và thép. Trong khi đó, bóng và hộp (vật liệu rỗng) đóng vai trò là giảm bớt lượng bê tông cốt thép không cần thiết của toàn bộ kết cấu sàn.

Ưu điểm của sàn bê tông cốt thép không dầm

Khả năng chịu lực tốt và giảm trọng lượng bê tông xuống móng

Tuy cùng khả năng chịu lực nhưng sàn bê tông không dầm có độ cứng đạt gần 87% so với sàn có dầm. Trong khi đó, lượng bê tông được sử dụng cho sàn không dầm ít hơn, chỉ khoảng 50% so với sàn có dầm. Sàn bê tông không dầm có thể chịu được tải trọng gấp đôi kể cả khi cắt giảm đến 65% trọng lượng bê tông.

Linh hoạt trong thiết kế

Trên thực tế, sàn không dầm giúp tối ưu chiều cao cho công trình và tạo ra được không gian sử dụng nhiều hơn, rộng hơn. Nhờ vào ưu điểm trên, phương pháp sàn không dầm có thể tăng thêm công năng cho những nhà ống cao tầng. Những ngôi nhà này thường bị hạn chế diện tích về chiều ngang nên xây cao để lấy thêm không gian bố trí công năng là giải pháp tối ưu nhất.

Việc giảm trọng lượng giúp kết cấu sử dụng sàn phẳng được nhịp lớn hơn, thuận tiện cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật, kiến trúc thông thoáng. Từ đó giúp kiến trúc sư linh động trong việc thiết kế giật cấp sàn.

Sàn không dầm mang lại sự linh hoạt trong thiết kế xây dựng và tiết kiệm chiều cao cho công trình

Sàn không dầm mang lại sự linh hoạt trong thiết kế xây dựng và tiết kiệm chiều cao cho công trình

Tiến độ thi công công trình

Thi công sàn bê tông không dầm giúp công trình giảm toàn bộ hệ thống cốp pha dầm chính và dầm phụ. Nhờ đó mà việc thi công trở nên đơn giản, nhanh hơn do chỉ cần thực hiện lắp dựng. Tiết kiệm được lượng bê tông lên đến 35% so với sàn dầm truyền thống. Giảm thời gian lắp dựng mỗi sàn xuống 5 - 7 ngày. Giảm tải trọng cho phần móng công trình và kích thước của hệ thống cột, vách.

Thân thiện với môi trường

Việc giảm đi phần bê tông ở phần sàn đã đem lại những lợi ích đáng kể. Các tài nguyên sử dụng và các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công được giảm thiểu giúp giảm sự tác động đến môi trường. Khối lượng nhẹ nhưng khả năng chịu lực lớn, tính vượt nhịp cao, công tác ván khuôn, cốt thép đơn giản, chiều cao thông thủy lớn.

Nhược điểm của sàn phẳng không dầm là gì?

Nhược điểm của sàn không dầm là gì?

Nhược điểm của sàn không dầm là gì?

Dù có nhiều ưu điểm nhưng sàn không dầm vẫn có một số nhược điểm cần được cải thiện.

  • Đẩy nổi: Trong quá trình đổ bê tông, người thợ phải kiểm soát được chất lượng của cốp pha, nếu không sẽ gây ra xô lệch bóng hoặc đẩy nổi tấm sàn khiến cho chiều dày sàn tăng thêm so với thiết kế, lớp bảo vệ bê tông đỉnh quả bóng mỏng và gây tác động lên kết cấu của công trình.
  • Rỗ đáy: Công trình mới áp dụng công nghệ sàn không dầm sẽ dễ xuất hiện hiện tượng này. Lúc tháo ván khuôn nhìn thấy đáy quả bóng ở vài vị trí, gây mất thẩm mỹ cho công trình và ảnh hưởng đến chất lượng sàn.

Cách khắc phục khi sàn bị rỗ đáy:

  • Chọn độ sụt của bê tông khoảng 16 là phù hợp. Quá trình mà đầm nền nhà phải đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và theo tiêu chuẩn.
  • Nếu trên bề mặt bê tông xuất hiện các vết rỗ và các lỗ hổng sau khi đã tháo dỡ cốp pha thì phải đục hết phần bê tông yếu và hạt cá biệt của các cốt liệu nhô lên. Rửa sạch bề mặt vết rỗ bằng nước rồi lấp đầy vữa mới vào. Hỗn hợp bê tông để mà lấp đầy sẽ có cùng mác với bê tông cũ nhưng cốt liệu nhỏ hơn. Loại vữa bê tông lấp đầy cần phải được đầm chặt và miết cẩn thận.
  • Nếu trên bề mặt bê tông xuất hiện lỗ hổng thì các vết rỗ lớn hoặc là bê tông bên trong kết cấu sàn sẽ không được đông đặc. Điều này làm giảm khả năng chịu lực của tiết diện và khả năng chống thấm của sàn. Đối với các kết cấu bê tông cốt thép quan trọng thì chỉ cần áp dụng biện pháp phun vữa.

Có thể nói, việc tính toán, lựa chọn phương án chịu lực của sàn bê tông không dầm khá phức tạp, đòi hỏi sự kỹ lưỡng và tính khả thi cao để đảm bảo được chất lượng sàn. Do đó, công việc này cần đến sự trợ giúp của các kiến trúc sư có kiến thức chuyên môn cao. Vì thế, sàn bê tông siêu nhẹ tại SPEEDWALL có mặt trên thị trường đã giải quyết những nhược điểm trên.

Sàn bê tông siêu nhẹ - Giải pháp tối ưu trong xây dựng

Tấm sàn bê tông nhẹ đúc sẵn được làm từ xi măng, cát, hạt EPS và phụ gia kết hợp với 2 tấm xi măng sợi bên ngoài tạo nên kết cấu tấm vững chắc. Tải tĩnh của tấm lên đến 1300kg/m2 với độ vững chắc và đặc biệt không rung lắc như các sàn giả khác làm từ các loại tấm Cemboard hay Duraflex.

Sản phẩm được kiểm chứng và khẳng định vị thế vượt trội trên thị trường vật liệu xây dựng ở nước ta rất nhiều năm nay.

  • Khả năng chịu lực cao: Độ uốn dẻo dai cao nên được ứng dùng làm sàn nhẹ lắp ghép, sàn chịu lực cho trường học, bệnh viện, nhà ở dân dụng, sàn nhà xưởng… Tấm bê tông nhẹ đặc biệt rất dễ lắp ghép, độ ổn định sàn cao, không rung lắc.
  • Khả năng chịu nước cực tốt: Tấm sàn được cấu tạo từ những vật liệu có khả năng khác nước cao, không bị tác động của môi trường.
  • Thi công nhanh chóng: Tấm bê nhẹ đúc sẵn dạng lắp ghép nên thi công rất thuận tiện nhanh chóng từ việc vận chuyển cho đến lắp đặt, ví dụ: một sàn 30m2 giá công cả sắt với 3 người làm chỉ mất 1,5 – 2 ngày. Như vậy, so với việc làm sàn bê tông truyền thống nhanh khoảng 2/3 thời gian.

Trên đây, SPEEDWALL vừa cung cấp đến bạn những thông tin cụ thể về sàn không dầm và giới thiệu sản phẩm tấm sàn bê tông siêu nhẹ - xu hướng vật liệu xanh rất được ưa chuộng trong ngành xây dựng hiện nay. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm này, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tận tình!

G