Lanh tô là gì? Công dụng, cấu tạo chi tiết và phân loại từ A – Z
Mục lục
Lanh tô (tiếng Anh: Lintel) là bộ phận được bố trí nằm trên các khung cửa đi, cửa sổ và ô trống. Lanh tô được xây dựng từ nhiều vật liệu khác nhau. Để hiểu rõ hơn về khái niệm, công năng, cấu tạo cũng như phân loại lanh tô, mời bạn theo dõi bài viết sau đây của SPEEDWALL.
Lanh tô là gì?
Lanh tô là bộ phận dầm tường định hình đỡ khối tường trên cửa chính
Lanh tô là bộ phận dầm tường định hình dùng để đỡ khối tường nằm trên cửa chính, cửa sổ. Tùy theo điều kiện làm việc, lanh tô cửa chính hoặc lanh tô cửa sổ được xây dựng là loại chịu lực hoặc không chịu lực. Khi triển khai bản vẽ kết cấu, kiến trúc sư sẽ tiến hành tính toán các thông số để đưa ra giải pháp tối ưu cho từng loại công trình cụ thể để quyết định chọn loại lanh tô nào.
Phân loại và cấu tạo chi tiết của từng loại lanh tô
Hiện nay, trong ngành xây dựng sử dụng phổ biến 6 loại lanh tô từ truyền thống cho đến hiện đại gồm:
Lanh tô gạch cốt thép
Cấu tạo lanh tô gạch cốt thép
Lanh tô gạch cốt thép được xây giống như xây gạch thông thường, dùng loại vữa xi măng cát mác 50 (M50). Phủ một lớp vữa xi măng cát mác 50 dày 2 - 3cm trên cốp pha, ở giữa đặt ống thép tròn đường kính d = 6mm hoặc thép có kích thước 20 x 1mm. Hai đầu cốt thép được uốn cong lại và đặt sâu vào tường ít nhất 1 – 1,5 gạch. Cứ ½ gạch đặt một cốt thép, sau đó phía trên dùng vữa xi măng xây 5 – 7 hàng gạch, độ cao không được nhỏ hơn ¼ chiều rộng lỗ tường.
Loại này thường được áp dụng cho cửa có chiều rộng nhỏ hơn 2m, không chịu ảnh hưởng bởi ngoại lực tác động lớn. Khi tải trọng lanh tô lớn, chiều rộng lỗ cửa lớn hơn 2m thì cốt thép ở đây phải lấy theo tính toán và bố trí tuân theo quy phạm kết cấu.
Lanh tô gạch cuốn
Lanh tô gạch cuốn chỉ chịu nén là chủ yếu nên độ bền bảo đảm và tốn ít cốt thép. Thế nhưng, khi dùng loại này để thi công thì khá phức tạp và tốn gỗ cốp pha, dễ bị phá hỏng khi nhà lún không đều (hai gối tựa của lanh tô lún khác nhau).
Hiện nay, có 3 loại lanh tô cuốn là cuốn thẳng, cuốn vành lược và cuốn ½ hình tròn.
Lanh tô cuốn thẳng
Cấu tạo lanh tô cuốn thẳng
Lanh tô cuốn thẳng dùng gạch xây nghiêng. Gạch ở hai bên được xây nghiêng, viên gạch ở trung tâm được xây thẳng đứng và viên khóa hình cánh quạt.
Không được chặt xiên gạch để xây vì sẽ khiến cho mạch vữa trên rộng dưới hẹp. Mạch vữa không được lớn hơn 20mm và không dưới 7mm. Nếu xây ở chính giữa thì có thể nâng cao lên 1/50 chiều rộng lỗ tường. Do đó, sau khi xây xong, lanh tô tự võng sẽ gần nằm ngang.
Độ cao của lanh tô cuốn thẳng là 1 gạch hoặc ½ gạch. Loại này thích hợp cho khẩu độ lỗ cửa đến 1,25m. Thông qua tính toán và sau khi nâng cao số hiệu, vữa còn có thể áp dụng cho khẩu độ lớn hơn.
Lanh tô cuốn vành lược
Cấu tạo lanh tô cuốn vành lược
Lanh tô cuốn vành lược là một đoạn cung tròn, có bán kính nhỏ nhất bằng ½ của chiều rộng lỗ cửa (cuốn ½ tròn). Độ cao của lanh tô cuốn vành lược bằng (1/2 ÷ 1/12)l, thông thường 1/8l (trong đó l là chiều rộng lỗ cửa), bán kính bằng chiều rộng lỗ cửa.
Để đạt độ cong tốt nhất, chúng ta nên dùng gạch xiên. Nếu độ cong nhỏ thì có thể dùng gạch phổ thông với mạch vữa để điều chỉnh. Mạch vữa có độ rộng từ 7 – 20mm.
Lanh tô cuốn vành lược thích hợp cho lỗ cửa có chiều rộng từ 1,5 – 1,8m. Nếu dùng vữa mác thì chiều cao cuốn vành lược có thể đạt từ ½ – 2 gạch.
Lanh tô bê tông cốt thép
Lanh tô bê tông cốt thép được phân ra thành 2 loại là lanh tô đổ tại chỗ và lanh tô đúc sẵn.
Lanh tô bê tông cốt thép đổ tại chỗ
Cấu tạo lanh tô bê tông cốt thép đổ tại chỗ
Chiều cao và số lượng cốt thép sẽ do kiến trúc sư sau khi tính toán để đưa ra quyết định. Chiều rộng lanh tô bằng bề dày tường gạch. Nếu chiều dày tường từ ½ gạch trở lên, lanh tô được tạo hình chữ L và tận dụng bộ phận lộ ra làm tựa đỡ phần tường gạch phía ngoài. Do đó, mặt đứng (nếu tường không trát) sẽ làm giảm bớt độ dày của lanh tô.
Hình dạng lanh tô đổ tại chỗ
Đối với việc đổ sàn tại chỗ, nếu độ cao của lanh tô và sàn xấp xỉ nhau thì nên áp dụng phương pháp kết hợp lanh tô và sàn luôn một khối hoặc có thể kết hợp với ô văng để giảm bớt khối lượng thi công bê tông.
Nếu lỗ cửa sổ nằm gần nhau và có độ cao bằng nhau thì có thể liên kết các lanh tô đơn lại với nhau để tạo thành hệ giằng tường. Giằng tường có tác dụng tăng cường độ ổn định và độ vững cho nhà, tránh được hiện tượng nứt tường.
Lanh tô bê tông cốt thép đúc sẵn
Chiều rộng lanh tô đúc sẵn được tính bằng bội số của kích thước ½ viên gạch (chiều rộng tốt nhất là ½ gạch, 1 gạch hoặc có thể ½ gạch). Độ cao sẽ bằng độ dày của 1, 2, 3 hàng gạch. Hai đầu lanh tô đặt vào tường gần bằng chiều dài 1 gạch. Lanh tô đúc sẵn giúp tốc độ thi công nhà xưởng nhanh hơn.
Lanh tô thép mạ kẽm
Lanh tô thép sở hữu khẩu độ lớn nhưng phân khúc giá lại cao nên ít được chủ đầu tư sử dụng. Loại thép mạ kẽm lại được ưa chuộng vì trọng lượng nhẹ, dễ thi công, thời gian thi công nhanh chóng và giá phải chăng.
Lanh tô đá
Lanh tô đá là loại phổ biến ở những vùng có không khí lạnh, ở những nơi có rất nhiều đá tự nhiên. Chiều cao của loại lanh tô này khoảng 10cm với mỗi mét nhịp, giá trị tối thiểu là 15cm và được sử dụng lên đến các nhịp 2 mét. Về khả năng chịu tải trọng, các vết nứt có thể hình thành vì bản chất chịu kéo yếu của đá.
Lanh tô gỗ
Lanh tô gỗ được sử dụng rộng rãi ở các vùng đồi núi, vì đây là nơi có nguồn tài nguyên gỗ vô cùng phong phú. Những khu resort với những bungalow xây bằng đất nung, đất sét, gần gũi với thiên nhiên thường sử dụng lanh tô gỗ. Tuy nhiên, loại này ở độ bền khá thấp và dễ gặp những tai nạn không mong muốn khi đối mặt với thiên tai, lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt,…
Trên đây, SPEEDWALL vừa chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về các lanh tô được sử dụng trong công tác xây dựng công trình kiến trúc như: nhà ở, biệt thự, nhà cao tầng,.. Truy cập website: https://speedwall.vn/ để tìm hiểu thêm những kiến thức xây dựng hữu ích và các ý tưởng xây nhà bằng bê tông nhẹ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian một cách tối ưu!